Enter your keyword

Làm đẹp vùng kín - Làm đẹp cuộc sống vợ chồng

Put your ad code here

Những thói quen có hại sau khi ăn thường mắc phải

By On August 17, 2014
Có những thói quen chúng ta thường làm sau khi ăn như ăn trái cây tráng miệng, uống trà, đi tắm, đọc sách… những tưởng điều đó là bình thường và vô hại, nhưng không, đây là một trong số những thói quen có hại sau khi ăn phố biến của hầu hết mọi người thường mắc phải. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để nhanh nhanh thay đổi càng sớm càng tốt bạn nhé.

Uống trà

Đây có lẽ là một thói quen vô cùng phổ biến đối với thế hệ ông bà chúng ta ngày xưa. Chất axit tannic trong trà gây “kết tủa” protein trong thức ăn gây khó tiêu hóa, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, chất tannin ngăn cản sự hấp thụ chất sắt trong thực phẩm. Tannin kết hợp với protein thành chất protein tannin khiến nhu động ruột giảm, từ đó kéo dài thời gian tích tụ “chất thải” trong ruột già, không những dễ gây ra táo bón mà còn khiến nhiều chất độc hại có thể “thấm ngược” trở lại. Vì vậy, ăn cơm xong không nên có thói quen uống trà, đặc biệt là trà đặc.

Ăn trái cây

Bên cạnh thói quen uống trà sau khi ăn, thì ăn hoa quả tráng miệng cũng là một trong những thói quen hầu như ai cũng mắc phải.
Trong hoa quả có chứa đường đơn trị, loại đường được hấp thụ tại ruột non. Ăn hoa quả sau khi ăn cơm sẽ khiến loại đường này không lập tức vào ruột non mà lưu lại trong dạ dày. Nếu thời gian “ở lại” quá lâu, đường đơn trị sẽ bị lên men và gây ra các hội chứng như: chướng bụng, đi ngoài, tăng tiết axit dạ dày và táo bón.

Hơn nữa, trong các loại trái cây như nho, cam, quýt, lê… có chứa nhiều plavon. Chất này dễ dàng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit tioxianic làm ức chế công năng của tuyến giáp trạng, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến này.
Vì thế tốt nhất nên ăn trái cây sau khi dùng bữa từ 2 đến 3 giờ, sau khi thức ăn ở dạ dày đã tiêu hóa gần hết.

Đi tắm

Tắm sẽ làm cho các mao mạch ở chân tay giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt cơ thể, làm cho lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hoá bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.


Nếu thường xuyên tắm sau khi ăn cơm, sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nếu mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ trong máu… sẽ dễ gặp biến chứng.
Vì vậy, sau khi ăn cơm 1 – 3 tiếng đi tắm là thích hợp nhất.

Đi bộ

Sau khi ăn dạ dày ở trong trạng thái đầy, kể cả vận động nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Cảm giác buồn ngủ sau ăn là do lượng máu tập trung ở hệ tiêu hóa.
Với người già, đi bộ sau ăn có thể dẫn tới đột quỵ. Với những người bị viêm loét đường tiêu hoá hoặc sa dạ dày thì lại càng làm cho bệnh tình nặng thêm.
Vì vậy, sau bữa ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó mới vận động.

Làm việc hay đọc sách báo

Sau khi ăn cơm lập tức ngồi vào bàn làm việc hay đọc sách báo, suy nghĩ về công việc sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hoá cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá.

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ “xử lý” thức ăn. Nếu đọc sách ngay trong thời điểm này, máu sẽ được huy động về mắt, làm giảm công năng của dạ dày, mặt khác khi máu tập trung không đủ để mắt hoạt động có thể làm giảm thị lực, dễ gây các bệnh về mắt. Thói quen này thường hay gặp phải ở giới văn phòng và bạn học sinh, do đó để bảo vệ sức khỏe phải hết sức cân đối giữa giờ ăn và giờ học tập làm việc, ít nhất nên chừa ra khoảng cách nghỉ ngơi 1-2 tiếng để các chức năng của cơ thể được hoạt động hiệu quả.

Hút thuốc

Sau khi ăn cơm, nhu động dạ dày – đường ruột co bóp mạnh, nhiệt lượng tăng, nhiều bộ phận trong cơ thể ở trong trạng thái “hưng phấn”, tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút thuốc ngay trong thời gian này, lượng chất độc hại cực lớn trong thuốc lá sẽ thấm vào máu nhanh hơn và nhiều hơn gấp 10 lần so với bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể làm rối loạn công năng của dạ dày, ức chế hoạt động của tuyến tụy và gây ra các bệnh về phổi, tim mạch, dạ dày.

Hát karaoke

Dù ăn cơm ở đâu thì một môi trường yên tĩnh, thoải mái luôn là lý tưởng nhất. Nếu vừa ăn vừa phải nghe hát karaoke thì đôi khi đó là sự đày đọa về mặt tinh thần.
Sau khi ăn xong, thể tích dạ dày gia tăng, lưu lượng máu tăng lên. Lúc này hát karaoke sẽ làm cho áp lực dạ dày tăng lên, nhẹ thì gây ra tiêu hoá không tốt, nặng thì gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày.

Ngoài ra, nếu uống rượu trong lúc ăn cơm, cổ họng đang bị kích thích mà sau đó lại hát karaoke sẽ làm cho máu dồn về thanh quản, cổ họng, gây xung huyết nặng thêm, từ đó rất dễ gây ra viêm họng mãn tính. Vì vậy, ăn cơm xong nên nghỉ ngơi một thời gian rồi mới nên đi hát.

Đi ngủ

Thông thường sau khi ăn, mọi người đều cảm thấy buồn ngủ, kèm theo cảm giác uể oải. Điều này được lý giải là do vào thời điểm đó, lượng máu được huy động phần lớn tập trung vào hệ tiêu hóa nên lượng máu ở não bộ giảm đi đáng kể. Chính lý do này khiến cho não và các cơ quan khác đều “buồn ngủ”.

Tuy nhiên, nếu ăn xong mà ngủ ngay thì não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo sự ngưng nghỉ của toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Hệ quả là thức ăn không được tiêu hóa triệt để, thậm chí thực phẩm còn sót lại trong cơ quan tiêu hóa bị vi khuẩn tấn công gây ra bệnh về dạ dày, đường ruột.

Ung thư vú đe dọa phụ nữ trẻ

By On August 17, 2014
Ung thư vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi, song gần đây, căn bệnh này đã tấn công những cô gái trẻ chỉ mới mười chín, đôi mươi.


Tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, nếu năm 2010 chỉ phát hiện 1 ca ung thư vú ở tuổi 24 thì đến năm 2012, con số này là 24, trong đó nhiều chị em chỉ mới 19-20 tuổi.

Bệnh diễn tiến âm thầm

Chị C.V (ngụ Đồng Nai) dù mới 22 tuổi nhưng đã phải gác lại bao dự định vì căn bệnh ung thư vú. Làm chuyên viên PR cho một tập đoàn nước ngoài, chưa lập gia đình, giờ đây V. phải khóc thầm do sự chủ quan của mình. Kể cho bác sĩ nghe về căn bệnh khởi phát, V. cho biết lúc đầu sờ thấy một u nhỏ trong ngực cỡ hạt đậu phộng nhưng nghĩ là bình thường nên không quan tâm, đến khi cái u phát triển, V. mới nghĩ đến việc đi khám. Tại bệnh viện, sau khi làm các chẩn đoán, xét nghiệm, bác sĩ xác định V. bị ung thư vú giai đoạn 3. Chị phải trải qua đợt phẫu thuật bảo tồn vú! Theo GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nhiều người bệnh thường không biết thời kỳ khởi phát ung thư rất im lìm, tưởng hiền lành mà lại rất hiểm.
TS-BS Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, cho biết cách đây 10 năm, mỗi tháng bệnh viện chỉ có khoảng 100 trường hợp đến điều trị ung thư vú nhưng hiện nay, con số này tăng gấp 3 lần (gần 300 trường hợp/tháng). Ung thư vú thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi trên 55, tuy nhiên xu hướng trẻ hóa bệnh nhân là thực tế đáng lo ngại. “Trong 15 năm trở lại đây, số ca mắc ung thư vú liên tục tăng nhanh, vượt qua ung thư cổ tử cung để xếp thứ nhất trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ” - BS Dũng nhấn mạnh.

Người bệnh trẻ dễ tử vong hơn

Theo Hội Ung thư Việt Nam, xu hướng mắc bệnh ung thư vú không những tăng ở Việt Nam mà ở hầu hết trên thế giới. Mỗi năm, toàn cầu có khoảng 14,1 triệu người mắc bệnh ung thư và 8,2 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 12.000 ca mắc với hơn 4.000 người tử vong, chiếm 20% trong tổng số các loại bệnh ung thư. Phần lớn người bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám, chữa bệnh ở giai đoạn muộn và rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, ngay cả với bệnh nhân có BHYT. Ung thư vú hiện đang đứng ở hàng thứ nhất về suất độ và đứng thứ ba về tử vong. Ung thư vú nếu được phát hiện sớm (giai đoạn 1), khả năng điều trị khỏi có thể đạt tới 80%-90%. Nếu phát hiện trễ, tỉ lệ điều trị khỏi là rất thấp (dưới 20%).

Giới chuyên môn cho biết tỉ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi thấp hơn so với bệnh nhân ung thư vú lớn tuổi ở bất kỳ giai đoạn nào. Tỉ lệ sống còn 5 năm là 58% ở tuổi 20 đến 24, bệnh nhân trên 40 tuổi là 76%; ở giai đoạn di căn, tỉ lệ sống còn của phụ nữ trẻ gần như bằng 0% trong khi phụ nữ trên 40 tuổi là 27%.

Dẫn ra những tác nhân gây bệnh, PGS Paul Mainwaring, chuyên gia ung thư đến từ Úc, cho rằng ở xã hội công nghiệp phát triển, lối sống thay đổi, ít vận động…  khiến con người đứng trước nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư. “Phụ nữ cần tập thói quen vận động, ăn uống hợp lý, nếu phát hiện bệnh sớm thì việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, do ít hiểu biết về bệnh, người bệnh thường đến bệnh viện quá muộn nên hiệu quả điều trị hạn chế” - ông lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết
Theo các chuyên gia, ung thư giai đoạn sớm thường không gây đau đớn. Cần lưu ý dấu hiệu ung thư vú: Có một cục hoặc một chỗ dày lên ở trong vú hay trong nách; có sự thay đổi hình dáng của vú; chất dịch tiết ra ở núm vú hoặc núm vú thụt vào; thay đổi ở da vú, quầng vú, núm vú (đỏ, sưng, ngứa). Cần đến bác sĩ ngay khi thấy bất cứ triệu chứng nào kể trên. Phụ nữ hễ sờ nắn trong vú thấy có một cục, dù không đau hoặc hơi đau cũng nên đi khám ngay.

Nguyên nhân khiến chị em ngứa vùng kín

By On August 17, 2014
Nấm vùng kín và những điều chưa biết

Nấm vùng kín là một chứng bệnh rất dễ mắc phải, nhất là ở nữ giới. Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa, có tới 70% các bạn nữ từng mắc phải chứng bệnh này ít nhất một lần trong đời.

Nấm vùng kín hình thành do sự phát triển của nấm Candina – là một loại nấm có thể “tấn công” âm đạo, âm hộ và các vùng xung quanh dễ dàng. Nó không chỉ gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu, mà về lâu dài còn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Do bệnh xảy ra ở vùng kín nên chúng ta thường ít chú ý hoặc không muốn tiết lộ. Tuy nhiên, điều này vô cùng nguy hiểm, nhất là khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Vì thế, các bạn cần quan tâm hơn tới cơ thể của mình để có thể nhận biết bệnh và chữa trị nhanh chóng khi mắc bệnh.

Tự nhận diện nấm vùng kín

Ngứa
 
Những cơn ngứa dữ dội bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục.
 
Ngứa bên ngoài: (vùng mu, vùng kín) thường do các loại nấm như nấm candida, các loại men, do dị ứng, bệnh ngoài da hoặc mụn rộp. Cũng có khi chỉ vì da khô do rửa quá nhiều và dùng những loại xà phòng kích ứng quá mạnh.
 
Ngứa trong vùng kín: do hậu quả của chứng viêm nhiễm, hoặc do dị ứng với chất cao su của bao cao su, thuốc diệt tinh trùng, chất tẩy rửa…
 
Chảy nước

Bình thường “vùng kín” tiết ra chất dịch quánh trong. Đây là dịch nhờn trong âm đạo, không nặng mùi, ra nhiều hay ít cũng tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh, có mang thai hay không, có uống viên tránh thai không. Nhưng nếu chất dịch này thay đổi màu sắc, độ đặc, có mùi lạ thì có thể do âm đạo bị nhiễm trùng, thường gặp nhất là nấm candida.
 
Mùi lạ
 
Cơ quan sinh dục dưới không bao giờ vô trùng nên thường có mùi đặc biệt. Xét về mặt đảm bảo sức khỏe thì những cố gắng nhằm khử mùi bằng hàng loạt các “vệ sinh phẩm” đều vô bổ, thậm chí có hại. Chúng có thể gây dị ứng.
 
Tuy nhiên khi thấy mùi thay đổi, trở nên nồng nặc hơn thì cũng nên nghĩ tới khả năng viêm nhiễm. Lúc này không nên vội đi mua chất khử mùi mà nên đi đến gặp bác sĩ.
 
Những cơn đau khi quan hệ
 
- Đau ở cửa mình: thường do nguyên nhân cơ học, có thể còn sót lại đôi chút màng trinh. Nhưng nói chung nên nghĩ tới nhiễm trùng. Đau trong âm đạo có cảm giác như chà bằng giấy ráp là triệu chứng rõ rệt bị nấm.
 
- Đau vùng sâu hơn: khả năng bị viêm nhiễm nặng hơn: ở bàng quang, tử cung, buồng trứng…
 
- Tìm hiểu thêm về chứng đau “vùng kín”: nhiều người thường gộp chung tất cả những triệu chứng bệnh ở âm đạo như: sưng tấy, ngứa, chảy dịch, có mùi hôi, đau khi quan hệ… vào một thuật ngữ là “viêm vùng kín”. Nhưng không phải các triệu chứng bệnh ở âm hộ và âm đạo đều do viêm mà do nhiều nguyên nhân khác.
 
Mất cân đối về vi khuẩn:
 
- Do nấm hoặc men: âm hộ tấy đỏ, ngứa, chảy nước quánh và dính, đôi khi có mùi hôi. Thường thấy ở những người dùng kháng sinh, những người đái tháo đường điều trị không đúng cách. Ở số đông thì nguyên nhân không rõ rệt. Chứng này không thuộc loại bệnh lây qua đường “quan hệ” nên không lây.
 
-Do nhiễm trùng: đặc điểm là “vùng kín” bốc mùi tanh, khi quan hệ đau rát, sau khi quan hệ thì mùi tanh càng nồng nặc. Đây cũng không phải bệnh lây qua đường quan hệ nên không lây.
 
Những nguyên nhân khác:
 
- Âm đạo không được bôi trơn khi quan hệ.
 
- Tổn thương tại chỗ do bệnh mụn rộp, ung thư và một số bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ, do có mụn lồi lành tính trên da.
 
Viêm đau âm hộ không rõ nguyên nhân, có lẽ do một gốc dây thần kinh bị tổn thương gây đau đớn khi quan hệ, thậm chí là không thực hiện được quá trình quan hệ. Đôi khi đau buốt khi tiểu tiện.
 
- Viêm cửa mình: có thể do trong âm đạo chứa quá nhiều acid oxalic. Cửa mình bị bỏng rát khi sờ vào.

Bí quyết cho bạn: 

PLEASUR - CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN NỮ GIỚI






HOTLINE: 0902 610 002

Những con số thú vị liên quan đến “vùng kín” của người phụ nữ

By On August 17, 2014
"Vùng kín" là bộ phận cực kì quan trọng của người phụ nữ. Nhưng chị em đã hiểu hết những điều đặc biệt về bộ phận này chưa?

1. Màng trinh cách cửa âm đạo 1-2cm

Màng trinh phụ nữ là 1 màng mỏng nằm phía trong âm đạo, lui vào trong khoảng một đốt ngón tay, cách âm đạo từ 2-3 cm, có màu hồng nhạt.
 Tùy theo cấu tạo của màng trinh mà có thể bị rách dễ hay khó. Thậm chí có những màng trinh rất dày, gây khó khăn trong lần quan hệ đầu, cũng có trường hợp phải lần thứ 2, 3 màng trinh mới bị rách. Trong lần đầu tiên quan hệ, màng trinh thường bị rách ra, và chảy 1 chút máu.

2. Âm vật có gần 8.000 đầu dây thần kinh

Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo. Âm vật là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm, có gần 8.000 đầu dây thần kinh nằm ở giữa và phía trên của âm hộ, đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại.
Nó là bộ phận duy nhất của con người được thiết kế để nhanh đạt được những hưng phấn tình dục. Khi kích thích vào âm vật sẽ làm cho người phụ nữ nhanh đạt được khoái cảm hơn.

3. 75% phụ nữ có thể bị nhiễm nấm âm đạo trong cuộc đời

Nhiễm nấm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở nữ giới. Phụ nữ mắc nấm đôi khi không có triệu chứng, có đến 20-50% phụ nữ khỏe mạnh khi xét nghiệm dịch âm đạo có nấm nhưng không biểu hiện thành bệnh.
Khoảng 75% phụ nữ thường bị nhiễm nấm âm đạo tại một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống. Nhiễm nấm men cũng là một loại nhiễm trùng âm đạo và rất phổ biến, thường gặp ở chị em với các triệu chứng như ngứa, âm đạo bị sưng đỏ, dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi… 
Suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể cũng là một nguyên nhân gây nấm âm đạo. Những chị em thường xuyên lo âu, stress, thay đổi nội tiết… cũng có nguy cơ mắc tình trạng nhiễm nấm. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như mang thai , bệnh tiểu đường, điều trị với một số loại thuốc (háng sinh), hoặc uống viên thuốc ngừa thai, nhiễm nấm âm đạo có thể xảy ra.

4. Tử cung có thể tăng 500 lần khi mang bầu

Tử cung thông thường là cơ bắp nhỏ nằm trong xương chậu của người phụ nữ. Vì có nhiệm vụ chứa và nuôi dưỡng, bảo vệ thai nhi nên khi mang thai, tử cung của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, rõ rệt nhất là về kích thước. 
Thông thường, tử cung có hình quả lê. Đến tháng thứ 3 của thai kì, tử cung có dạng hình cầu. Từ tháng thứ 7 trở đi, tử cung có dạng hình quả lê lộn ngược. Những tháng đầu, tử cung to dần và vượt qua khỏi khung xương chậu. Từ tháng thứ 4 chúng kéo dài đến cả vùng bụng. Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị sinh nở và lúc này, kích thước tử cung đã tăng rất nhiều lần so với bình thường, thậm chí có thể tăng tới 500 lần.

5. Có khoảng 15 loại vi khuẩn "trú ngụ" trong "vùng kín" của người phụ nữ

Âm đạo là nơi chứa nhiều vi khuẩn thứ 2 trong cơ thể, chỉ sau ruột. "Vùng kín" của người phụ nữ vốn là nơi ẩn chứa của nhiều loại vi khuẩn, nhưng chính đặc điểm này lại tạo nên sự cân bằng môi trường bên trong âm đạo. Sự cân bằng này có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào các mô âm đạo, cân bằng độ PH, giữ lại những yếu tố có lợi cho sức khỏe của âm đạo. Nếu sự cân bằng giữa các vi khuẩn bị xáo trộn sẽ dẫn tới nhiễm trùng và viêm nhiễm. 
Chúng ta biết đến những khả năng tuyệt vời của "vùng kín" nhưng nhiều khi lại quên mất rằng có khoảng 15 loại vi khuẩn "làm tổ" thường trực ở trong vùng nhạy cảm này. Sự có mặt của những vi khuẩn này tạo ra một môi trường axit ở bên trong và có ảnh hưởng đến sự sinh sản của phôi thai. 

Những bệnh nam giới không nên chủ quan

By On August 17, 2014
Mặc dù chỉ ảnh hưởng 1% phái mạnh nhưng tỷ lệ ung thư vú ở nam đang ngày càng tăng. Những người đàn ông trong độ tuổi 65-70 cũng có tốc độ loãng xương tương tự phụ nữ mãn kinh.

Quan niệm một số bệnh chỉ có ở phụ nữ và xem thường nguy cơ mắc bệnh của bản thân khiến nam giới tự đặt mình trước nhiều rủi ro. Những khác biệt trong cấu trúc gene, đặc điểm giải phẫu học và hormone khiến một số bệnh có xu hướng tấn công phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, đánh đồng những bệnh thường gặp ở phụ nữ là “bệnh phụ nữ” khiến phái mạnh dễ tổn thương trước các vấn đề sức khỏe này.

Quan tâm tới cơ thể và cẩn trọng xem xét những dấu hiệu của những căn bệnh được xem là “bệnh phụ nữ” dưới đây sẽ giúp nam giới nhận biết bệnh sớm và điều trị kịp thời.
1. Loãng xương

Loãng xương khiến mật độ xương giảm, yếu và dễ gãy. Cứ 3 phụ nữ thì có 1 người thuộc nhóm nguy cơ loãng xương nhanh chóng do ảnh hưởng của mãn kinh. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ở nam giới lên tới 1/5 và những người trong độ tuổi 65-70 cũng có tốc độ loãng xương tương tự phụ nữ mãn kinh.

Ngoài ra, các vấn đề về thận và tuyến giáp, thiếu hụt vitamin D, lạm dụng steroid, liệu pháp điều trị ung thư… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các biểu hiện loãng xương có thể không rõ ràng, vì vậy nên kiểm tra mật độ xương định kỳ để sớm có biện pháp đối phó.

2. Ung thư vú

Phụ nữ mắc ung thư vú nhiều hơn do đặc trưng về cơ địa khiến tuyến vú nữ phát triển mạnh. Mặc dù chỉ ảnh hưởng tới 1% phái mạnh nhưng theo thống kê, tỷ lệ ung thư vú ở nam đang ngày một tăng.

Vì chủ quan, một số nam giới hiếm khi quan tâm tới những biểu hiện bất thường trên ngực. Đây chính là điều kiện để ung thư diễn tiến âm thầm, nhanh chóng. Do đó, khi được phát hiện, ung thư đã ở vào giai đọan trễ, điều trị khó khăn và tỷ lệ sống sót thường không cao.

Nam giới ngoài 50 tuổi, béo phì, nghiện thuốc lá, lười vận động, chế độ ăn quá nhiều chất béo và ít chất xơ là đối tượng có nguy cơ cao. Các chuyên gia khuyến cáo giới mày râu cũng nên cẩn trọng khi phát hiện những khối u hay da đổi màu bất thường tại ngực.

3. Vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm dưới cổ, sản sinh hormone điều hòa quá trình chuyển hóa.

Nếu hormone được tiết ra quá nhiều sẽ gây hiện tượng cường giáp với các triệu chứng như: mệt mỏi, giảm cân bất thường hoặc ăn uống vô độ, nhịp tim nhanh, khó chịu, hay lo lắng, khó ngủ, không chịu được nóng, yếu cơ, đổ mồ hôi nhiều, yếu cơ…

Ngược lại, nếu tuyến giáp chậm tiết hormone lại gây suy giáp, biểu hiện là liên tục mệt mỏi, không chịu được lạnh, ăn không ngon miệng, trầm cảm, da khô, móng tay giòn, rụng tóc, đau khớp…

Nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp của nữ cao hơn nam tới 8 lần, nhưng cần hiểu rằng đây cũng không phải là căn bệnh “phân biệt giới tính”.



4. Rối loạn ăn uống

Ngày càng nhiều nạn nhân của hội chứng rối loạn ăn uống là nam giới. Mặt khác, bệnh nhân nam thường ngại điều trị nên dễ gây ra các biến chứng phức tạp như bệnh tim, suy giảm chức năng nội tạng, giảm mật độ xương hay thậm chí là tử vong. 

Vận động viên, thanh thiếu niên béo phì, người có vấn đề giới tính, hay lo lắng và ám ảnh bởi sự hoàn hảo là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.

5. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh thường gặp ở phụ nữ nhưng nguy cơ không loại trừ ở nam, đặc biệt với bệnh nhân giãn tuyến tiền liệt, sỏi thận hay hẹp niệu đạo bất thường. Bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, tuy nhiên nhận biết sớm các triệu chứng vẫn rất quan trọng. Dấu hiệu như thường xuyên muốn đi tiểu, rát bỏng khi tiểu, nước tiểu có mùi hoặc có máu, có mủ, sốt nhẹ, đau kéo dài sau tiểu.

6. Trầm cảm

Tỷ lệ nữ giới được chẩn đoán trầm cảm cao hơn nam gấp 2 lần và biểu hiện trầm cảm ở hai giới là khác nhau. Trong khi phụ nữ hay buồn bã, khóc nhiều, nam giới thường tỏ ra giận dữ, dễ bị kích động và chán nản.

Khi rơi vào trạng thái này, thông thường đấng mày râu tìm cách tự giải thoát bằng thuốc, rượu hay các hành động mạo hiểm chứ không nhờ đến sự giúp đỡ của y học. Họ cũng thường có ý định tự sát với tỷ lệ thành công cao.

7. Bệnh lupus

Thống kê cho thấy 90% người mắc bệnh lupus là nữ. Tuy vậy, phái nam vẫn nên cẩn trọng với những triệu chứng của căn bệnh tự miễn này như: sưng và đau khớp, suy yếu cơ, cảm giác rất mệt mỏi, sốt không rõ nguyên nhân, rụng tóc, sưng ở chân hoặc xung quanh mắt, loét miệng, nổi ban đỏ, thường ở trên mặt.

Vì bệnh dễ nhầm lẫn do hiếm khi gặp ở nam nên khi gặp triệu chứng như trên, hãy yêu cầu các xét nghiệm kỹ càng.

Popular

Categories

Tags